Hen phế quản là một bệnh của đường dẫn khí ở phổi. Bệnh nhân có triệu chứng thở khò khè và ho do tình trạng viêm làm cho đường thở sung huyết, phù nề, chít hẹp và tăng nhạy cảm với các chất gây kích thích.

 Thuốc lá là nguyên nhân khởi phát cơn Hen

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khởi phát cơn hen. Do đó, trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần lưu ý: nếu triệu chứng hen nặng lên sau khi bạn uống một loại thuốc, bạn nên dừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. 

Một số thuốc thường gặp gây khởi phát cơn hen như:

-Aspirin và một số thuốc chống viêm không steroid khác (thường dùng để giảm đau, điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm khác).

-Thuốc chẹn beta giao cảm, dùng điều trị tăng huyết áp, đau nửa đầu hoặc tình trạng lo lắng.

Không phải tất cả các bệnh nhân hen phế quản đều phản ứng với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Vì vậy, một vài bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, nhóm thuốc chẹn beta giao cảm thường gây ra các triệu chứng của hen phế quản ở tất cả các bệnh nhân do vậy nên tránh dùng thuốc này.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản

Thuốc là tác nhân khởi phát cơn hen?


Hen phế quản là một bệnh của đường dẫn khí ở phổi. Bệnh nhân có triệu chứng thở khò khè và ho do tình trạng viêm làm cho đường thở sung huyết, phù nề, chít hẹp và tăng nhạy cảm với các chất gây kích thích.

 Thuốc lá là nguyên nhân khởi phát cơn Hen

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khởi phát cơn hen. Do đó, trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần lưu ý: nếu triệu chứng hen nặng lên sau khi bạn uống một loại thuốc, bạn nên dừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. 

Một số thuốc thường gặp gây khởi phát cơn hen như:

-Aspirin và một số thuốc chống viêm không steroid khác (thường dùng để giảm đau, điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm khác).

-Thuốc chẹn beta giao cảm, dùng điều trị tăng huyết áp, đau nửa đầu hoặc tình trạng lo lắng.

Không phải tất cả các bệnh nhân hen phế quản đều phản ứng với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Vì vậy, một vài bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, nhóm thuốc chẹn beta giao cảm thường gây ra các triệu chứng của hen phế quản ở tất cả các bệnh nhân do vậy nên tránh dùng thuốc này.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản
Đọc thêm..
Hen phế quản (HPQ) là bệnh mạn tính. Cơn hen thường không ổn định mà thay đổi theo thời gian và tất cả bệnh nhân HPQ đều có thời gian ổn định và những khoảng thời gian bệnh nặng nề hơn.

Cơn hen thay đổi mà thay đổi theo mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột (ví dụ gió lạnh, ẩm ướt và bão) có thể gây khởi phát cơn hen ở một số người. Những thay đổi này có thể làm tăng lượng phấn hoa, bụi,…trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen khởi phát ở những người mắc hen có liên quan đến dị ứng. 

Bên cạnh đó, không khí lạnh có thể gây viêm đường hô hấp nên người bệnh cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh bị lạnh đột ngột.

Trần Vinh

Thời tiết thay đổi có gây cơn hen không?

Hen phế quản (HPQ) là bệnh mạn tính. Cơn hen thường không ổn định mà thay đổi theo thời gian và tất cả bệnh nhân HPQ đều có thời gian ổn định và những khoảng thời gian bệnh nặng nề hơn.

Cơn hen thay đổi mà thay đổi theo mùa

Thời tiết thay đổi đột ngột (ví dụ gió lạnh, ẩm ướt và bão) có thể gây khởi phát cơn hen ở một số người. Những thay đổi này có thể làm tăng lượng phấn hoa, bụi,…trong không khí tạo điều kiện thuận lợi cho cơn hen khởi phát ở những người mắc hen có liên quan đến dị ứng. 

Bên cạnh đó, không khí lạnh có thể gây viêm đường hô hấp nên người bệnh cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh bị lạnh đột ngột.

Trần Vinh

Đọc thêm..
Có rất nhiều chất trong không khí có khả năng gây khởi phát cơn hen, ví dụ:

- Khói thuốc lá, sương mù

- Nước hoa hoặc dầu thơm mùi mạnh
Nước hoa hoặc tinh dầu mạnh có khả năng khởi phát cơn hen

- Các hóa chất tẩy rửa

- Lông súc vật

Lông động vật có khả năng gây cơn hen

- Khí SO2, ozon cao trong không khí

- Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ

Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ có khả năng gây hen

- Phấn hoa, bào tử nấm

Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về sự xuất hiện, mức độ nặng của cơn hen và sự phản ứng của từng cá thể đối với các tác nhân kích thích khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng của cơn hen và đáp ứng với điều trị.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản

Các chất nào có thể gây khởi phát cơn hen?

Có rất nhiều chất trong không khí có khả năng gây khởi phát cơn hen, ví dụ:

- Khói thuốc lá, sương mù

- Nước hoa hoặc dầu thơm mùi mạnh
Nước hoa hoặc tinh dầu mạnh có khả năng khởi phát cơn hen

- Các hóa chất tẩy rửa

- Lông súc vật

Lông động vật có khả năng gây cơn hen

- Khí SO2, ozon cao trong không khí

- Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ

Bụi hạt ngũ cốc hoặc hạt mỳ có khả năng gây hen

- Phấn hoa, bào tử nấm

Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về sự xuất hiện, mức độ nặng của cơn hen và sự phản ứng của từng cá thể đối với các tác nhân kích thích khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng của cơn hen và đáp ứng với điều trị.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản
Đọc thêm..
Dị nguyên là các yếu tố kích thích làm gây ra hen dị ứng ví dụ như các loại bụi nhà, hóa chất nghề nghiệp, phấn hoa, lông gia súc, các thuốc (aspirin)…

Dị nguyên là các yếu tố kích thích gây hen suyễn

Yếu tố khởi phát là những yếu tố có khả năng gây ra cơn HPQ như tinh thần căng thẳng, stress, thời tiết thay đổi, gắng sức.

Tất cả dị nguyên đều là yếu tố khởi phát và biểu hiện những cơn hen đều liên quan đến yếu tố dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố khởi phát đều là dị nguyên. Người bệnh nên nắm rõ các yếu tố dị nguyên gây ra các cơn hen để có thể phòng tránh. 

Trần Vinh

Dị nguyên và yếu tố khởi phát trong bệnh Hen phế quản khác nhau như thế nào?

Dị nguyên là các yếu tố kích thích làm gây ra hen dị ứng ví dụ như các loại bụi nhà, hóa chất nghề nghiệp, phấn hoa, lông gia súc, các thuốc (aspirin)…

Dị nguyên là các yếu tố kích thích gây hen suyễn

Yếu tố khởi phát là những yếu tố có khả năng gây ra cơn HPQ như tinh thần căng thẳng, stress, thời tiết thay đổi, gắng sức.

Tất cả dị nguyên đều là yếu tố khởi phát và biểu hiện những cơn hen đều liên quan đến yếu tố dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố khởi phát đều là dị nguyên. Người bệnh nên nắm rõ các yếu tố dị nguyên gây ra các cơn hen để có thể phòng tránh. 

Trần Vinh
Đọc thêm..
Hensuyễn đến nay được coi là một bệnh nan y, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh. Phân loại hen suyễn giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp và có những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.


Phân loại theo độ tuổi:


1. Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Nhiều trẻ được chẩn đoán mắc hen từ rất nhỏ, đây được cho là loại bệnh hen suyễn xảy ra do trẻ nhạy cảm với các chất gây dị ứng phổ biến trong môi trường: bụi nhà, lông thú, phấn hoa, mùi hóa chất,…tình trạng này có thể do di truyền.


Các chất gây dị ứng có thể gây ra một phản ứng miễn dịch, khiến cho các tế bào đường hô hấp bị phù nề và gây ra các phản ứng hen.


2. Hen suyễn ở người trưởng thành



Hen ở người trưởng thành được hiểu là bệnh hen ở người từ 20 tuổi trở lên. Hen ở người trưởng thành có tỷ lệ nữ cao hơn nam và thường ít phổ biến hơn so với bệnh hen ở trẻ nhỏ.

Hen trưởng thành


Theo các thống kê, có đến 50% bệnh hen ở người lớn khởi phát có liên quan đến dị ứng. Thời gian dài tiếp xúc với hóa chất, thuốc, bụi gỗ có thể gây ra bệnh hen ở người trưởng thành.




Phân loại theo nguyên nhân:


1. Bệnh hen do tập luyện

 
Hen do vận động

Nếu bạn bị ho, thở khò khè hoặc có cảm giác nặng ngực, hụt hơi trong hoặc sau khi tập thể dục thì bạn có thể đã mắc hen do tập luyện. Cũng giống như các bệnh nhân mắc hen thuộc các nhóm khác, người bị hen do tập luyện gặp khó khăn khi thở do thiếu oxy ra vào và việc tiết chất đờm, nhầy ngày một tăng lên.


80% người bệnh hen suyễn thường gặp cơn hen khi tập luyện thể thao nhưng những người bị hen do tập luyện hầu như không bao giờ khởi phát cơn hen khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.


2. Hen do ho

 
Hen do ho

Hen do ho là một trong những dạng hen khó chẩn đoán nhất. Các bác sĩ phải loại bỏ những khả năng khác: viêm phế quản mãn tính, sốt hay viêm xoang,…Trong trường hợp này, ho có thể xảy ra không đi kèm các triệu chứng hen khác. 


3. Hen do nghề nghiệp

 
Hen do lao tiếp xúc lâu với các chất gây dị ứng

Đây là loại hen suyễn được kích hoạt bởi sự tiếp xúc lâu dài với các chất gây dị ứng như hóa chất, hơi, khói, bụi,…hay virus cúm, động vật, phấn hoa, độ ẩm, nhiệt độ hay stress. Bệnh hen do nghề nghiệp có xu hướng xảy ra ngay sau khi bệnh nhân bắt đầu một công việc mới và chấm dứt không lâu sau khi họ không làm việc đó nữa.


Phân loại theo mức độ bệnh:



1. Hen cấp tính:

 
Cơn hen xảy ra đột ngột làm người bệnh có biểu hiện ho, khò khè, khó thở, đau tức ngực,…có thể xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với một yếu tố kích thích, cơn hen xảy ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ cải thiện khi dùng thuốc cắt cơn.


2. Bệnh hen mãn tính:



Hen thể nặng còn gọi là bệnh hen suyễn mãn tính. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc nhóm corticoid, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân hen thể nặng thường xuyên gặp các triệu chứng: đờm, ho, khò khè, khó thở, thường xuyên gặp các cơn hen và có thể phải nhập viện cấp cứu.


Hoài Thu (theo familydoctor.org)



Có bao nhiêu loại bệnh hen suyễn?

Hensuyễn đến nay được coi là một bệnh nan y, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh. Phân loại hen suyễn giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp và có những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.


Phân loại theo độ tuổi:


1. Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Nhiều trẻ được chẩn đoán mắc hen từ rất nhỏ, đây được cho là loại bệnh hen suyễn xảy ra do trẻ nhạy cảm với các chất gây dị ứng phổ biến trong môi trường: bụi nhà, lông thú, phấn hoa, mùi hóa chất,…tình trạng này có thể do di truyền.


Các chất gây dị ứng có thể gây ra một phản ứng miễn dịch, khiến cho các tế bào đường hô hấp bị phù nề và gây ra các phản ứng hen.


2. Hen suyễn ở người trưởng thành



Hen ở người trưởng thành được hiểu là bệnh hen ở người từ 20 tuổi trở lên. Hen ở người trưởng thành có tỷ lệ nữ cao hơn nam và thường ít phổ biến hơn so với bệnh hen ở trẻ nhỏ.

Hen trưởng thành


Theo các thống kê, có đến 50% bệnh hen ở người lớn khởi phát có liên quan đến dị ứng. Thời gian dài tiếp xúc với hóa chất, thuốc, bụi gỗ có thể gây ra bệnh hen ở người trưởng thành.




Phân loại theo nguyên nhân:


1. Bệnh hen do tập luyện

 
Hen do vận động

Nếu bạn bị ho, thở khò khè hoặc có cảm giác nặng ngực, hụt hơi trong hoặc sau khi tập thể dục thì bạn có thể đã mắc hen do tập luyện. Cũng giống như các bệnh nhân mắc hen thuộc các nhóm khác, người bị hen do tập luyện gặp khó khăn khi thở do thiếu oxy ra vào và việc tiết chất đờm, nhầy ngày một tăng lên.


80% người bệnh hen suyễn thường gặp cơn hen khi tập luyện thể thao nhưng những người bị hen do tập luyện hầu như không bao giờ khởi phát cơn hen khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.


2. Hen do ho

 
Hen do ho

Hen do ho là một trong những dạng hen khó chẩn đoán nhất. Các bác sĩ phải loại bỏ những khả năng khác: viêm phế quản mãn tính, sốt hay viêm xoang,…Trong trường hợp này, ho có thể xảy ra không đi kèm các triệu chứng hen khác. 


3. Hen do nghề nghiệp

 
Hen do lao tiếp xúc lâu với các chất gây dị ứng

Đây là loại hen suyễn được kích hoạt bởi sự tiếp xúc lâu dài với các chất gây dị ứng như hóa chất, hơi, khói, bụi,…hay virus cúm, động vật, phấn hoa, độ ẩm, nhiệt độ hay stress. Bệnh hen do nghề nghiệp có xu hướng xảy ra ngay sau khi bệnh nhân bắt đầu một công việc mới và chấm dứt không lâu sau khi họ không làm việc đó nữa.


Phân loại theo mức độ bệnh:



1. Hen cấp tính:

 
Cơn hen xảy ra đột ngột làm người bệnh có biểu hiện ho, khò khè, khó thở, đau tức ngực,…có thể xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với một yếu tố kích thích, cơn hen xảy ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ cải thiện khi dùng thuốc cắt cơn.


2. Bệnh hen mãn tính:



Hen thể nặng còn gọi là bệnh hen suyễn mãn tính. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc nhóm corticoid, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân hen thể nặng thường xuyên gặp các triệu chứng: đờm, ho, khò khè, khó thở, thường xuyên gặp các cơn hen và có thể phải nhập viện cấp cứu.


Hoài Thu (theo familydoctor.org)



Đọc thêm..
Trên tạp chí HealthDay News gần đây có đăng tải thông tin, những người béo phì mắc hen suyễn có thể giảm cơn hen bằng phẫu thuật giảm trọng lượng. Trong đó có đoạn “chúng tôi thấy rằng, số lần nhập viện cấp cứu do cơn hen có thể giảm đi 50% sau khi phẫu thuật giảm cân và duy trì ít nhất là 2 năm” - TS. Kohei Hasegawa, Bác sĩ Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Massachusetts - Boston.


Theo nghiên cứu này, phẫu thuật giảm trọng lượng được coi như một công cụ giúp giảm cơn hen cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra số lượng cân nặng cần giảm đi để giúp cho bệnh hen, nếu giảm cân quá mức cần thiết có thể dẫn đến tăng nguy cơ các cơn hen.

Phẫu thuậtt giảm cân là công cụ giúp giảm cơn Hen cấp


Theo Tạp chí dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng, hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ra bởi tình trạng đáp ứng viêm quá mức, làm chít hẹp đường hô hấp. Người bệnh thường gặp các triệu chứng: ho, khó thở, thở khò khè. Hiện nay, có khoảng 25 triệu người Mỹ mắc hen suyễn.
Phẫu thuật giảm cân thường được chỉ định cho những người béo phì nặng có mắc hen suyễn. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật giảm cân, tuy nhiên, 3 biện pháp phổ biến nhất là: phẫu thuật nối tắt dạ dày; phẫu thuật cắt vạt dạ dày; phẫu thuật thắt đai dạ dày. Trong đó, 2 thủ thuật đầu tiên có thể làm giảm 70-80% trọng lượng dư thừa (theo TS - John Mortin - Trưởng Khoa Béo phì và Phẫu thuật xâm lấn - Đại học Y Stanford, California).


Kết quả nghiên cứu trên 2300 bệnh nhân béo phì mắc hen suyễn trong độ tuổi 18-54 và đã thực hiện các phẫu thuật giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng 1-2 năm trước khi phẫu thuật, 22% người trong nhóm đã có ít nhất 1 lần nhập viện cấp cứu do cơn hen. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 11% trong 2 năm sau phẫu thuật.

Phẫu thuật giảm cân có thể hạn chế tần suất cơn Hen

Theo các bác sĩ, các cơn hen có liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày, khi axit dạ dày trào ngược vào thực quản có thể gây ra cơn hen. Tuy nhiên, phẫu thuật giảm cân có thể gây các biến chứng vì vậy nếu muốn thực hiện phẫu thuật giảm cân, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín.


Hoài Thu (theo webmd.com)

Phẫu thuật giảm cân có thể hạn chế tần suất cơn hen

Trên tạp chí HealthDay News gần đây có đăng tải thông tin, những người béo phì mắc hen suyễn có thể giảm cơn hen bằng phẫu thuật giảm trọng lượng. Trong đó có đoạn “chúng tôi thấy rằng, số lần nhập viện cấp cứu do cơn hen có thể giảm đi 50% sau khi phẫu thuật giảm cân và duy trì ít nhất là 2 năm” - TS. Kohei Hasegawa, Bác sĩ Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Massachusetts - Boston.


Theo nghiên cứu này, phẫu thuật giảm trọng lượng được coi như một công cụ giúp giảm cơn hen cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra số lượng cân nặng cần giảm đi để giúp cho bệnh hen, nếu giảm cân quá mức cần thiết có thể dẫn đến tăng nguy cơ các cơn hen.

Phẫu thuậtt giảm cân là công cụ giúp giảm cơn Hen cấp


Theo Tạp chí dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng, hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ra bởi tình trạng đáp ứng viêm quá mức, làm chít hẹp đường hô hấp. Người bệnh thường gặp các triệu chứng: ho, khó thở, thở khò khè. Hiện nay, có khoảng 25 triệu người Mỹ mắc hen suyễn.
Phẫu thuật giảm cân thường được chỉ định cho những người béo phì nặng có mắc hen suyễn. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật giảm cân, tuy nhiên, 3 biện pháp phổ biến nhất là: phẫu thuật nối tắt dạ dày; phẫu thuật cắt vạt dạ dày; phẫu thuật thắt đai dạ dày. Trong đó, 2 thủ thuật đầu tiên có thể làm giảm 70-80% trọng lượng dư thừa (theo TS - John Mortin - Trưởng Khoa Béo phì và Phẫu thuật xâm lấn - Đại học Y Stanford, California).


Kết quả nghiên cứu trên 2300 bệnh nhân béo phì mắc hen suyễn trong độ tuổi 18-54 và đã thực hiện các phẫu thuật giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng 1-2 năm trước khi phẫu thuật, 22% người trong nhóm đã có ít nhất 1 lần nhập viện cấp cứu do cơn hen. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 11% trong 2 năm sau phẫu thuật.

Phẫu thuật giảm cân có thể hạn chế tần suất cơn Hen

Theo các bác sĩ, các cơn hen có liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày, khi axit dạ dày trào ngược vào thực quản có thể gây ra cơn hen. Tuy nhiên, phẫu thuật giảm cân có thể gây các biến chứng vì vậy nếu muốn thực hiện phẫu thuật giảm cân, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín.


Hoài Thu (theo webmd.com)
Đọc thêm..
Ở Việt Nam, tỷ lệ hen phế quản chiếm 3,9% dân số. Mặc dù mắc bệnh nhưng người bệnh không thể tránh khỏi những lúc cần di chuyển trên những quãng đường dài bằng các phương tiện vận tải. Gần như toàn bộ bệnh nhân hen có thể đi những chuyến bay thương mại

Dưới đây là một vài lưu ý cho người bệnh khi di chuyển bằng máy bay:

Lưu ý cho bệnh nhân Hen khi đi máy bay

Trước khi đi, bệnh nhân hen nên đến khám bác sỹ để xem xét lại toàn bộ các thông tin:

   + Mức độ nặng của bệnh hen phế quản.

   + Đánh giá tình trạng kiểm soát hen hiện tại.

Bệnh nhân hen nặng nên mang theo đầy đủ thuốc điều trị hen, bình xịt trong túi sách tay. Nhiều hãng hàng không quy định hành khách không được mang bình xịt lên máy bay, vì vậy bạn cần liên hệ với những người có chức trách về vấn đề này.

- Hiện nay, nhiều hãng hàng không cung cấp oxy trên máy bay cho những trường hợp cấp cứu, thường thì hành khách sẽ phải trả thêm tiền cho dịch vụ này.

- Liên lạc với nhân viên y tế của hãng hàng không, thông báo về việc có bệnh nhân hen phế quản đi trên máy bay để nhân viên trên chuyến bay có kế hoạch xử trí khi có tình huống xấu xảy ra.

- Những nhóm bệnh nhân sau cần phải cân nhắc khi đi máy bay:

    + Bệnh nhân hen nặng, đặc biệt thấy khó thở khi nghỉ ngơi.

    + Bệnh nhân diễn biến bệnh trầm trọng phải nhập viện trong vòng 6-8 tuần gần đây.

    + Bệnh nhân có các bệnh phối hợp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim.

Trần Vinh

Lời khuyên cho bệnh nhân hen phế quản khi đi máy bay

Ở Việt Nam, tỷ lệ hen phế quản chiếm 3,9% dân số. Mặc dù mắc bệnh nhưng người bệnh không thể tránh khỏi những lúc cần di chuyển trên những quãng đường dài bằng các phương tiện vận tải. Gần như toàn bộ bệnh nhân hen có thể đi những chuyến bay thương mại

Dưới đây là một vài lưu ý cho người bệnh khi di chuyển bằng máy bay:

Lưu ý cho bệnh nhân Hen khi đi máy bay

Trước khi đi, bệnh nhân hen nên đến khám bác sỹ để xem xét lại toàn bộ các thông tin:

   + Mức độ nặng của bệnh hen phế quản.

   + Đánh giá tình trạng kiểm soát hen hiện tại.

Bệnh nhân hen nặng nên mang theo đầy đủ thuốc điều trị hen, bình xịt trong túi sách tay. Nhiều hãng hàng không quy định hành khách không được mang bình xịt lên máy bay, vì vậy bạn cần liên hệ với những người có chức trách về vấn đề này.

- Hiện nay, nhiều hãng hàng không cung cấp oxy trên máy bay cho những trường hợp cấp cứu, thường thì hành khách sẽ phải trả thêm tiền cho dịch vụ này.

- Liên lạc với nhân viên y tế của hãng hàng không, thông báo về việc có bệnh nhân hen phế quản đi trên máy bay để nhân viên trên chuyến bay có kế hoạch xử trí khi có tình huống xấu xảy ra.

- Những nhóm bệnh nhân sau cần phải cân nhắc khi đi máy bay:

    + Bệnh nhân hen nặng, đặc biệt thấy khó thở khi nghỉ ngơi.

    + Bệnh nhân diễn biến bệnh trầm trọng phải nhập viện trong vòng 6-8 tuần gần đây.

    + Bệnh nhân có các bệnh phối hợp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim.

Trần Vinh
Đọc thêm..