Hen phế quản là bệnh hô hấp mãn tính, người bệnh có xu hướng phải sống chung với bệnh trong suốt cuộc đời. Cơn hen phế quản là nỗi ám ảnh của tất cả người bệnh mắc hen. Cơn hen thường xuất hiện đột ngột, thường xảy ra ban đêm hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Cơn hen xảy ra như thế nào?
Khi bệnh nhân tiếp xúc với
các yếu tố gây cơn hen; các nhân tố này gây nên phản ứng viêm tại niêm mạc đường
hô hấp. Niêm mạc đường hô hấp bị sưng tăng lên, gây tăng tiết dịch nhầy khiến
đường phế quản bị bít hẹp. Mặt khác, do phản ứng viêm gây co thắt dải cơ quấn
quanh niêm mạc phế quản gây khó thở cấp tính, nếu không được xử trí kịp thời bệnh
nhân có thể phải đối mặt với nguy tử vong cao trong cơn hen.
Thời điểm cơn hen xảy ra?
- Cơn hen phế quản thường xảy đến rất nhanh và đột ngột, thời điểm xảy ra thường vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên do:
- Nồng độ 2 chất cortisol và adrenalin giảm đến tối thiểu vào ban đêm.
- Về đêm người bệnh có khả năng cao có thể tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa…
- Khi ngủ, người bệnh ở tư thế nằm ngửa, ở trạng thái tĩnh, khi phản ứng viêm xảy đến dễ gây tắc nghẽn.
- Một số bệnh nhân ngoài cơ địa mắc hen phế quản, bệnh nhân có thêm một số bệnh mắc kèm như trào ngược dạ dày, các triệu chứng trào dược dạ dày thường xảy ra về đêm đôi khí nó trở thành nguyên nhân gây kích hoạt cơn hen.
- Cơn hen phế quản có thể được kích hoạt do nước mũi từ viêm mũi, viêm xoang chảy xuống phế quản.
Làm gì để đối phó cơn hen phế quản?
- Quan trong nhất là tránh xa các dị nguyên gây khởi phát cơn hen, điều này đặc trưng với từng cá nhân.
- Di chuyển tới nơi thoáng khí.
- Sử dụng các thuốc cắt cơn theo chỉ định của bác sĩ. Tại nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đã áp dụng chính sách kiểm soát cơn hen, phát thuốc định kì theo tháng, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng, đủ, điều độ theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu nếu cơn hen không dứt.
Thanh Hương(bt)
Đăng nhận xét