Có bao nhiêu loại bệnh hen suyễn?

Hensuyễn đến nay được coi là một bệnh nan y, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh. Phân loại hen suyễn giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp và có những hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.


Phân loại theo độ tuổi:


1. Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Hen suyễn ở trẻ nhỏ


Nhiều trẻ được chẩn đoán mắc hen từ rất nhỏ, đây được cho là loại bệnh hen suyễn xảy ra do trẻ nhạy cảm với các chất gây dị ứng phổ biến trong môi trường: bụi nhà, lông thú, phấn hoa, mùi hóa chất,…tình trạng này có thể do di truyền.


Các chất gây dị ứng có thể gây ra một phản ứng miễn dịch, khiến cho các tế bào đường hô hấp bị phù nề và gây ra các phản ứng hen.


2. Hen suyễn ở người trưởng thành



Hen ở người trưởng thành được hiểu là bệnh hen ở người từ 20 tuổi trở lên. Hen ở người trưởng thành có tỷ lệ nữ cao hơn nam và thường ít phổ biến hơn so với bệnh hen ở trẻ nhỏ.

Hen trưởng thành


Theo các thống kê, có đến 50% bệnh hen ở người lớn khởi phát có liên quan đến dị ứng. Thời gian dài tiếp xúc với hóa chất, thuốc, bụi gỗ có thể gây ra bệnh hen ở người trưởng thành.




Phân loại theo nguyên nhân:


1. Bệnh hen do tập luyện

 
Hen do vận động

Nếu bạn bị ho, thở khò khè hoặc có cảm giác nặng ngực, hụt hơi trong hoặc sau khi tập thể dục thì bạn có thể đã mắc hen do tập luyện. Cũng giống như các bệnh nhân mắc hen thuộc các nhóm khác, người bị hen do tập luyện gặp khó khăn khi thở do thiếu oxy ra vào và việc tiết chất đờm, nhầy ngày một tăng lên.


80% người bệnh hen suyễn thường gặp cơn hen khi tập luyện thể thao nhưng những người bị hen do tập luyện hầu như không bao giờ khởi phát cơn hen khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.


2. Hen do ho

 
Hen do ho

Hen do ho là một trong những dạng hen khó chẩn đoán nhất. Các bác sĩ phải loại bỏ những khả năng khác: viêm phế quản mãn tính, sốt hay viêm xoang,…Trong trường hợp này, ho có thể xảy ra không đi kèm các triệu chứng hen khác. 


3. Hen do nghề nghiệp

 
Hen do lao tiếp xúc lâu với các chất gây dị ứng

Đây là loại hen suyễn được kích hoạt bởi sự tiếp xúc lâu dài với các chất gây dị ứng như hóa chất, hơi, khói, bụi,…hay virus cúm, động vật, phấn hoa, độ ẩm, nhiệt độ hay stress. Bệnh hen do nghề nghiệp có xu hướng xảy ra ngay sau khi bệnh nhân bắt đầu một công việc mới và chấm dứt không lâu sau khi họ không làm việc đó nữa.


Phân loại theo mức độ bệnh:



1. Hen cấp tính:

 
Cơn hen xảy ra đột ngột làm người bệnh có biểu hiện ho, khò khè, khó thở, đau tức ngực,…có thể xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với một yếu tố kích thích, cơn hen xảy ra trong thời gian ngắn sau đó sẽ cải thiện khi dùng thuốc cắt cơn.


2. Bệnh hen mãn tính:



Hen thể nặng còn gọi là bệnh hen suyễn mãn tính. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc nhóm corticoid, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân hen thể nặng thường xuyên gặp các triệu chứng: đờm, ho, khò khè, khó thở, thường xuyên gặp các cơn hen và có thể phải nhập viện cấp cứu.


Hoài Thu (theo familydoctor.org)



Đăng nhận xét