Hen phế quản là một bệnh của đường dẫn khí ở phổi. Bệnh nhân có triệu chứng thở khò khè và ho do tình trạng viêm làm cho đường thở sung huyết, phù nề, chít hẹp và tăng nhạy cảm với các chất gây kích thích.

 Thuốc lá là nguyên nhân khởi phát cơn Hen

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khởi phát cơn hen. Do đó, trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần lưu ý: nếu triệu chứng hen nặng lên sau khi bạn uống một loại thuốc, bạn nên dừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. 

Một số thuốc thường gặp gây khởi phát cơn hen như:

-Aspirin và một số thuốc chống viêm không steroid khác (thường dùng để giảm đau, điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm khác).

-Thuốc chẹn beta giao cảm, dùng điều trị tăng huyết áp, đau nửa đầu hoặc tình trạng lo lắng.

Không phải tất cả các bệnh nhân hen phế quản đều phản ứng với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Vì vậy, một vài bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, nhóm thuốc chẹn beta giao cảm thường gây ra các triệu chứng của hen phế quản ở tất cả các bệnh nhân do vậy nên tránh dùng thuốc này.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản

Thuốc là tác nhân khởi phát cơn hen?


Hen phế quản là một bệnh của đường dẫn khí ở phổi. Bệnh nhân có triệu chứng thở khò khè và ho do tình trạng viêm làm cho đường thở sung huyết, phù nề, chít hẹp và tăng nhạy cảm với các chất gây kích thích.

 Thuốc lá là nguyên nhân khởi phát cơn Hen

Việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khởi phát cơn hen. Do đó, trước khi dùng thuốc bệnh nhân cần lưu ý: nếu triệu chứng hen nặng lên sau khi bạn uống một loại thuốc, bạn nên dừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. 

Một số thuốc thường gặp gây khởi phát cơn hen như:

-Aspirin và một số thuốc chống viêm không steroid khác (thường dùng để giảm đau, điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm khác).

-Thuốc chẹn beta giao cảm, dùng điều trị tăng huyết áp, đau nửa đầu hoặc tình trạng lo lắng.

Không phải tất cả các bệnh nhân hen phế quản đều phản ứng với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Vì vậy, một vài bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, nhóm thuốc chẹn beta giao cảm thường gây ra các triệu chứng của hen phế quản ở tất cả các bệnh nhân do vậy nên tránh dùng thuốc này.

Theo Sổ tay hỏi đáp Hen phế quản
Đọc thêm..
Trên tạp chí HealthDay News gần đây có đăng tải thông tin, những người béo phì mắc hen suyễn có thể giảm cơn hen bằng phẫu thuật giảm trọng lượng. Trong đó có đoạn “chúng tôi thấy rằng, số lần nhập viện cấp cứu do cơn hen có thể giảm đi 50% sau khi phẫu thuật giảm cân và duy trì ít nhất là 2 năm” - TS. Kohei Hasegawa, Bác sĩ Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Massachusetts - Boston.


Theo nghiên cứu này, phẫu thuật giảm trọng lượng được coi như một công cụ giúp giảm cơn hen cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra số lượng cân nặng cần giảm đi để giúp cho bệnh hen, nếu giảm cân quá mức cần thiết có thể dẫn đến tăng nguy cơ các cơn hen.

Phẫu thuậtt giảm cân là công cụ giúp giảm cơn Hen cấp


Theo Tạp chí dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng, hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ra bởi tình trạng đáp ứng viêm quá mức, làm chít hẹp đường hô hấp. Người bệnh thường gặp các triệu chứng: ho, khó thở, thở khò khè. Hiện nay, có khoảng 25 triệu người Mỹ mắc hen suyễn.
Phẫu thuật giảm cân thường được chỉ định cho những người béo phì nặng có mắc hen suyễn. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật giảm cân, tuy nhiên, 3 biện pháp phổ biến nhất là: phẫu thuật nối tắt dạ dày; phẫu thuật cắt vạt dạ dày; phẫu thuật thắt đai dạ dày. Trong đó, 2 thủ thuật đầu tiên có thể làm giảm 70-80% trọng lượng dư thừa (theo TS - John Mortin - Trưởng Khoa Béo phì và Phẫu thuật xâm lấn - Đại học Y Stanford, California).


Kết quả nghiên cứu trên 2300 bệnh nhân béo phì mắc hen suyễn trong độ tuổi 18-54 và đã thực hiện các phẫu thuật giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng 1-2 năm trước khi phẫu thuật, 22% người trong nhóm đã có ít nhất 1 lần nhập viện cấp cứu do cơn hen. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 11% trong 2 năm sau phẫu thuật.

Phẫu thuật giảm cân có thể hạn chế tần suất cơn Hen

Theo các bác sĩ, các cơn hen có liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày, khi axit dạ dày trào ngược vào thực quản có thể gây ra cơn hen. Tuy nhiên, phẫu thuật giảm cân có thể gây các biến chứng vì vậy nếu muốn thực hiện phẫu thuật giảm cân, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín.


Hoài Thu (theo webmd.com)

Phẫu thuật giảm cân có thể hạn chế tần suất cơn hen

Trên tạp chí HealthDay News gần đây có đăng tải thông tin, những người béo phì mắc hen suyễn có thể giảm cơn hen bằng phẫu thuật giảm trọng lượng. Trong đó có đoạn “chúng tôi thấy rằng, số lần nhập viện cấp cứu do cơn hen có thể giảm đi 50% sau khi phẫu thuật giảm cân và duy trì ít nhất là 2 năm” - TS. Kohei Hasegawa, Bác sĩ Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Massachusetts - Boston.


Theo nghiên cứu này, phẫu thuật giảm trọng lượng được coi như một công cụ giúp giảm cơn hen cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này không chỉ ra số lượng cân nặng cần giảm đi để giúp cho bệnh hen, nếu giảm cân quá mức cần thiết có thể dẫn đến tăng nguy cơ các cơn hen.

Phẫu thuậtt giảm cân là công cụ giúp giảm cơn Hen cấp


Theo Tạp chí dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng, hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ra bởi tình trạng đáp ứng viêm quá mức, làm chít hẹp đường hô hấp. Người bệnh thường gặp các triệu chứng: ho, khó thở, thở khò khè. Hiện nay, có khoảng 25 triệu người Mỹ mắc hen suyễn.
Phẫu thuật giảm cân thường được chỉ định cho những người béo phì nặng có mắc hen suyễn. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật giảm cân, tuy nhiên, 3 biện pháp phổ biến nhất là: phẫu thuật nối tắt dạ dày; phẫu thuật cắt vạt dạ dày; phẫu thuật thắt đai dạ dày. Trong đó, 2 thủ thuật đầu tiên có thể làm giảm 70-80% trọng lượng dư thừa (theo TS - John Mortin - Trưởng Khoa Béo phì và Phẫu thuật xâm lấn - Đại học Y Stanford, California).


Kết quả nghiên cứu trên 2300 bệnh nhân béo phì mắc hen suyễn trong độ tuổi 18-54 và đã thực hiện các phẫu thuật giảm cân. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng 1-2 năm trước khi phẫu thuật, 22% người trong nhóm đã có ít nhất 1 lần nhập viện cấp cứu do cơn hen. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 11% trong 2 năm sau phẫu thuật.

Phẫu thuật giảm cân có thể hạn chế tần suất cơn Hen

Theo các bác sĩ, các cơn hen có liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày, khi axit dạ dày trào ngược vào thực quản có thể gây ra cơn hen. Tuy nhiên, phẫu thuật giảm cân có thể gây các biến chứng vì vậy nếu muốn thực hiện phẫu thuật giảm cân, bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín.


Hoài Thu (theo webmd.com)
Đọc thêm..
Ở Việt Nam, tỷ lệ hen phế quản chiếm 3,9% dân số. Mặc dù mắc bệnh nhưng người bệnh không thể tránh khỏi những lúc cần di chuyển trên những quãng đường dài bằng các phương tiện vận tải. Gần như toàn bộ bệnh nhân hen có thể đi những chuyến bay thương mại

Dưới đây là một vài lưu ý cho người bệnh khi di chuyển bằng máy bay:

Lưu ý cho bệnh nhân Hen khi đi máy bay

Trước khi đi, bệnh nhân hen nên đến khám bác sỹ để xem xét lại toàn bộ các thông tin:

   + Mức độ nặng của bệnh hen phế quản.

   + Đánh giá tình trạng kiểm soát hen hiện tại.

Bệnh nhân hen nặng nên mang theo đầy đủ thuốc điều trị hen, bình xịt trong túi sách tay. Nhiều hãng hàng không quy định hành khách không được mang bình xịt lên máy bay, vì vậy bạn cần liên hệ với những người có chức trách về vấn đề này.

- Hiện nay, nhiều hãng hàng không cung cấp oxy trên máy bay cho những trường hợp cấp cứu, thường thì hành khách sẽ phải trả thêm tiền cho dịch vụ này.

- Liên lạc với nhân viên y tế của hãng hàng không, thông báo về việc có bệnh nhân hen phế quản đi trên máy bay để nhân viên trên chuyến bay có kế hoạch xử trí khi có tình huống xấu xảy ra.

- Những nhóm bệnh nhân sau cần phải cân nhắc khi đi máy bay:

    + Bệnh nhân hen nặng, đặc biệt thấy khó thở khi nghỉ ngơi.

    + Bệnh nhân diễn biến bệnh trầm trọng phải nhập viện trong vòng 6-8 tuần gần đây.

    + Bệnh nhân có các bệnh phối hợp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim.

Trần Vinh

Lời khuyên cho bệnh nhân hen phế quản khi đi máy bay

Ở Việt Nam, tỷ lệ hen phế quản chiếm 3,9% dân số. Mặc dù mắc bệnh nhưng người bệnh không thể tránh khỏi những lúc cần di chuyển trên những quãng đường dài bằng các phương tiện vận tải. Gần như toàn bộ bệnh nhân hen có thể đi những chuyến bay thương mại

Dưới đây là một vài lưu ý cho người bệnh khi di chuyển bằng máy bay:

Lưu ý cho bệnh nhân Hen khi đi máy bay

Trước khi đi, bệnh nhân hen nên đến khám bác sỹ để xem xét lại toàn bộ các thông tin:

   + Mức độ nặng của bệnh hen phế quản.

   + Đánh giá tình trạng kiểm soát hen hiện tại.

Bệnh nhân hen nặng nên mang theo đầy đủ thuốc điều trị hen, bình xịt trong túi sách tay. Nhiều hãng hàng không quy định hành khách không được mang bình xịt lên máy bay, vì vậy bạn cần liên hệ với những người có chức trách về vấn đề này.

- Hiện nay, nhiều hãng hàng không cung cấp oxy trên máy bay cho những trường hợp cấp cứu, thường thì hành khách sẽ phải trả thêm tiền cho dịch vụ này.

- Liên lạc với nhân viên y tế của hãng hàng không, thông báo về việc có bệnh nhân hen phế quản đi trên máy bay để nhân viên trên chuyến bay có kế hoạch xử trí khi có tình huống xấu xảy ra.

- Những nhóm bệnh nhân sau cần phải cân nhắc khi đi máy bay:

    + Bệnh nhân hen nặng, đặc biệt thấy khó thở khi nghỉ ngơi.

    + Bệnh nhân diễn biến bệnh trầm trọng phải nhập viện trong vòng 6-8 tuần gần đây.

    + Bệnh nhân có các bệnh phối hợp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim.

Trần Vinh
Đọc thêm..
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí “HealthDay New” do Học viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Mỹ (AAAAI) thực hiện gần đây, trẻ trong độ tuổi mầm non thường xuyên tiếp xúc với mèo và bụi không khí có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.

Tiếp xúc với mèo thường xuyên có nguy cơ mắc Hen suyễn cao

Nghiên cứu được thực hiện ở 500 trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 4 và theo dõi khả năng mắc hen suyễn vào năm 7 tuổi. Trẻ được kiểm tra các triệu chứng dị ứng với 4 chất được coi là nguyên nhân chính gây dị ứng trong nhà: mèo, chó, gián và bụi. Người ta sử dụng biện pháp test lẩy trên da giống như khi thử phản ứng với các thuốc kháng sinh.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, những trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính dị ứng với mèo và bụi có nguy cơ cao mắc hen suyễn vào năm 7 tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa các chất gây dị ứng khác có trong thử nghiệm và nguy cơ phát triển hen suyễn ở trẻ.

Theo Tiến sĩ Jessica Tan - thành viên nhóm nghiên cứu (AAAAI) các yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn bao gồm: lịch sử cha mẹ mắc hen; các triệu chứng khò khè, khó thở gây ra do virus, nấm da eczema,…Và thông qua nghiên cứu được nêu ở trên thì dị ứng với mèo và bụi nhà cũng là yếu tố nguy cơ gây hen suyễn. Tiến sĩ Tan cho biết:“Chúng tôi tin rằng, các mô hình thử nghiệm trên da trong hơn 3 năm có thể dự đoán được những người có nhiều khả năng mắc hen suyễn vào năm 7 tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc hen”.

Nghiên cứu này đã giúp ích rất nhiều cho việc dự phòng mắc hen ở trẻ có tiền sử gia đình hay có cơ địa dị ứng; giúp gia đình có những biện pháp tốt hơn để chăm sóc cũng như tạo môi trường sống trong sạch, lành mạnh cho trẻ.

Hoài Thu (biên tập)

Tiếp xúc thường xuyên với mèo là nguyên nhân gây Hen suyễn ở trẻ?

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí “HealthDay New” do Học viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch học Mỹ (AAAAI) thực hiện gần đây, trẻ trong độ tuổi mầm non thường xuyên tiếp xúc với mèo và bụi không khí có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.

Tiếp xúc với mèo thường xuyên có nguy cơ mắc Hen suyễn cao

Nghiên cứu được thực hiện ở 500 trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 4 và theo dõi khả năng mắc hen suyễn vào năm 7 tuổi. Trẻ được kiểm tra các triệu chứng dị ứng với 4 chất được coi là nguyên nhân chính gây dị ứng trong nhà: mèo, chó, gián và bụi. Người ta sử dụng biện pháp test lẩy trên da giống như khi thử phản ứng với các thuốc kháng sinh.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, những trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính dị ứng với mèo và bụi có nguy cơ cao mắc hen suyễn vào năm 7 tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa các chất gây dị ứng khác có trong thử nghiệm và nguy cơ phát triển hen suyễn ở trẻ.

Theo Tiến sĩ Jessica Tan - thành viên nhóm nghiên cứu (AAAAI) các yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn bao gồm: lịch sử cha mẹ mắc hen; các triệu chứng khò khè, khó thở gây ra do virus, nấm da eczema,…Và thông qua nghiên cứu được nêu ở trên thì dị ứng với mèo và bụi nhà cũng là yếu tố nguy cơ gây hen suyễn. Tiến sĩ Tan cho biết:“Chúng tôi tin rằng, các mô hình thử nghiệm trên da trong hơn 3 năm có thể dự đoán được những người có nhiều khả năng mắc hen suyễn vào năm 7 tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc hen”.

Nghiên cứu này đã giúp ích rất nhiều cho việc dự phòng mắc hen ở trẻ có tiền sử gia đình hay có cơ địa dị ứng; giúp gia đình có những biện pháp tốt hơn để chăm sóc cũng như tạo môi trường sống trong sạch, lành mạnh cho trẻ.

Hoài Thu (biên tập)
Đọc thêm..
Ngày 25/4, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hưởng ứng ngày Hen toàn cầu với chủ đề “Bạn có thể kiểm soát bệnh hen của chính mình”.


Khám miễn phí hen phế quản cho nguwoif dân khu vực Hà Nội

Các bác sỹ Trung tâm Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng, Trung tâm Hô hấp và Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai sẽ trực tiếp khám, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc hen phế quản sẽ được phát thuốc miễn phí. 


Người dân nên đến khám khi có ít nhất một trong các triệu chứng sau: khó thở; ho, khạc đờm; thở khò khè, cò cử; nặng ngực; khó thở về đêm; khó thở khi thay đổi thời tiết; bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng. 

Thời gian khám: Thứ 7, ngày 25/4 tại Hội trường lớn, tầng 2, nhà Nhật, Bệnh viện Bạch Mai- Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. 


Quý vị quan tâm có thể liên hệ để đăng ký khám qua tổng đài tư vấn các bệnh hô hấp mạn tính tại số điện thoại: 0435.119.000 (trong giờ hành chính) hoặc Email: hoidap@copd.vn

Chúng tôi sẽ gọi điện thông báo xác nhận thời gian, địa điểm lại cho bạn trước ngày khám.
Vinh Trần

Khám sàng lọc bệnh hen phế quản miễn phí tại bệnh viện bạch mai

Ngày 25/4, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hưởng ứng ngày Hen toàn cầu với chủ đề “Bạn có thể kiểm soát bệnh hen của chính mình”.


Khám miễn phí hen phế quản cho nguwoif dân khu vực Hà Nội

Các bác sỹ Trung tâm Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng, Trung tâm Hô hấp và Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai sẽ trực tiếp khám, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc hen phế quản sẽ được phát thuốc miễn phí. 


Người dân nên đến khám khi có ít nhất một trong các triệu chứng sau: khó thở; ho, khạc đờm; thở khò khè, cò cử; nặng ngực; khó thở về đêm; khó thở khi thay đổi thời tiết; bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng. 

Thời gian khám: Thứ 7, ngày 25/4 tại Hội trường lớn, tầng 2, nhà Nhật, Bệnh viện Bạch Mai- Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. 


Quý vị quan tâm có thể liên hệ để đăng ký khám qua tổng đài tư vấn các bệnh hô hấp mạn tính tại số điện thoại: 0435.119.000 (trong giờ hành chính) hoặc Email: hoidap@copd.vn

Chúng tôi sẽ gọi điện thông báo xác nhận thời gian, địa điểm lại cho bạn trước ngày khám.
Vinh Trần
Đọc thêm..
Bệnh hen gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi bất thường dẫn đến việc dễ lên cơn hen trong giai đoạn chuyển mùa. Nếu bệnh không được điều trị triệt để sẽ làm giảm sút sức khỏe, tổn thương phổi, suy hô hấp và dẫn đến suy tim.


 
Thuốc điều trị Hen phế quản




Thuốc điều trị hen phế quản


Thuốc tân dược để điều trị hen phế quản chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Thuốc tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng có thể gây ra những hậu quả khó lường.


Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang được nhiều người tin dùng trong chữa hen và ngăn ngừa hen. Nhiều dược diệu sử dụng lâu đời, có tác dụng chữa hen như Cốt khí củ, cây Lá Hen đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu lâm sàng.


Cây lá Hen có tác dụng trong điều trị Hen phế quản
Để hạn chế cơn hen cấp tính tái phát, bệnh nhân nên chú ý chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 


Chú ý: Không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; tránh các yếu tố kích ứng….

Vinh Trần

Hen phế quản khi chuyển mùa nên uống thuốc gì?

Bệnh hen gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi bất thường dẫn đến việc dễ lên cơn hen trong giai đoạn chuyển mùa. Nếu bệnh không được điều trị triệt để sẽ làm giảm sút sức khỏe, tổn thương phổi, suy hô hấp và dẫn đến suy tim.


 
Thuốc điều trị Hen phế quản




Thuốc điều trị hen phế quản


Thuốc tân dược để điều trị hen phế quản chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Thuốc tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng có thể gây ra những hậu quả khó lường.


Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang được nhiều người tin dùng trong chữa hen và ngăn ngừa hen. Nhiều dược diệu sử dụng lâu đời, có tác dụng chữa hen như Cốt khí củ, cây Lá Hen đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu lâm sàng.


Cây lá Hen có tác dụng trong điều trị Hen phế quản
Để hạn chế cơn hen cấp tính tái phát, bệnh nhân nên chú ý chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 


Chú ý: Không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; tránh các yếu tố kích ứng….

Vinh Trần
Đọc thêm..
Cho đến nay, có nhiều quan điểm cho rằng hen thực chất là một biểu hiện dị ứng. Những tác nhân gây dị ứng: lông thú, phấn hoa, không khí ô nhiễm,…có thể gây ra những cơn hen kịch phát và có thể làm người bệnh “chết đuối trên cạn”. Cần làm gì để đánh bại những tác nhân dị ứng nhằm hạn chế việc đối mặt với những cơn hen? Sau đây là những gợi ý giúp cho người bệnh hen cũng như những người có cơ địa dị ứng.

Giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành:

Cài bộ lọc không khí để loại bỏ các loại bụi, khí...
Bạn có thể cài đặt bộ lọc không khí trong hệ thống điều hòa không khí trong nhà để loại bỏ 90-95% các loại bụi, khí,…Hãy đóng cửa ra vào và cửa sổ nếu lượng phấn hoa hay bụi ngoài trời cao để ngăn chặn chúng có thể bay vào nhà.

Sử dụng thảo dược thay thế thuốc:

Cây Gai Lông giúp ngăn ngừa  các triệu chứng dị ứng theo mùa

Nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng dịch chiết từ cây Butterbur (cây Gai Lông - một loại thảo dược họ hoa cúc, thường được thổ dân châu Mỹ dùng để trị viêm, đánh tan chứng nhức đầu và các triệu chứng dị ứng như ho và hen) - có tên gọi Ze 339, tác dụng như một thuốc kháng histamin tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
Lá, rễ và các chế phẩm chiết xuất từ cây Gai Lông (như tinh dầu) có thể giúp ngăn ngừa được các triệu chứng dị ứng theo mùa (ngứa và hắt hơi). Bạn cũng hoàn toàn có thể dùng loại cây này để làm trà. 

Làm sạch các chất có thể gây dị ứng:

Mỗi khi bạn ra ngoài và tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường thì da, tóc, quần áo, giày dép của bạn sẽ bị bao phủ bởi các hạt nhỏ: bụi, phấn hoa,… từ những nơi bạn đã tiếp xúc. Tắm và thay quần áo, giày dép sẽ giúp rửa sạch những chất gây dị ứng có thể làm bộc phát cơn hen cấp.

Đeo khẩu trang:

Đeo khẩu trang để ngăn chặn các chất gây dị ứng
Khẩu trang có thể ngăn chặn các chất gây dị ứng từ môi trường vào đường hô hấp của bạn khi bạn bắt buộc phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: cắt cỏ, hút bụi,…Khẩu trang y tế được bán tại các nhà thuốc hay trung tâm y tế có thể giúp ngăn chặn 95% các hạt bụi, phấn hoa hay các chất gây dị ứng khác.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

 
Ăn nhiều rau xanh giảm nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến cơn hen

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây: nho, táo, cam, cà chua,… và các loại hạt có các triệu chứng dị ứng ít hơn hẳn những người không ăn đầy đủ các chất trên. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và dị ứng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp giảm các nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến cơn hen. Vì vậy, hãy thêm trái cây và rau xanh vào chế độ ăn của bạn.

Sử dụng nước muối biển sâu để làm sạch mũi:

Làm sạch mũi bằng nước biển
Rửa sạch mũi bằng nước muối biển sâu có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, nó cũng giúp rửa sạch vi khuẩn, chất nhầy giúp đường thở thông thoáng hơn.

Uống nhiều nước:

Uống nhiều nước khi cảm thấy bị khó thở, cổ họng có nhiều đờm
Nếu bạn cảm thấy bị khó thở, cổ họng có nhiều đờm thì hãy uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, canh hay súp…Điều này sẽ giúp đờm loãng hơn, dễ khạc hơn.
Hoài Thu (theo webmd.com)

Làm gì để ngăn chặn cơn hen? (phần 1)

Cho đến nay, có nhiều quan điểm cho rằng hen thực chất là một biểu hiện dị ứng. Những tác nhân gây dị ứng: lông thú, phấn hoa, không khí ô nhiễm,…có thể gây ra những cơn hen kịch phát và có thể làm người bệnh “chết đuối trên cạn”. Cần làm gì để đánh bại những tác nhân dị ứng nhằm hạn chế việc đối mặt với những cơn hen? Sau đây là những gợi ý giúp cho người bệnh hen cũng như những người có cơ địa dị ứng.

Giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành:

Cài bộ lọc không khí để loại bỏ các loại bụi, khí...
Bạn có thể cài đặt bộ lọc không khí trong hệ thống điều hòa không khí trong nhà để loại bỏ 90-95% các loại bụi, khí,…Hãy đóng cửa ra vào và cửa sổ nếu lượng phấn hoa hay bụi ngoài trời cao để ngăn chặn chúng có thể bay vào nhà.

Sử dụng thảo dược thay thế thuốc:

Cây Gai Lông giúp ngăn ngừa  các triệu chứng dị ứng theo mùa

Nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng dịch chiết từ cây Butterbur (cây Gai Lông - một loại thảo dược họ hoa cúc, thường được thổ dân châu Mỹ dùng để trị viêm, đánh tan chứng nhức đầu và các triệu chứng dị ứng như ho và hen) - có tên gọi Ze 339, tác dụng như một thuốc kháng histamin tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
Lá, rễ và các chế phẩm chiết xuất từ cây Gai Lông (như tinh dầu) có thể giúp ngăn ngừa được các triệu chứng dị ứng theo mùa (ngứa và hắt hơi). Bạn cũng hoàn toàn có thể dùng loại cây này để làm trà. 

Làm sạch các chất có thể gây dị ứng:

Mỗi khi bạn ra ngoài và tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường thì da, tóc, quần áo, giày dép của bạn sẽ bị bao phủ bởi các hạt nhỏ: bụi, phấn hoa,… từ những nơi bạn đã tiếp xúc. Tắm và thay quần áo, giày dép sẽ giúp rửa sạch những chất gây dị ứng có thể làm bộc phát cơn hen cấp.

Đeo khẩu trang:

Đeo khẩu trang để ngăn chặn các chất gây dị ứng
Khẩu trang có thể ngăn chặn các chất gây dị ứng từ môi trường vào đường hô hấp của bạn khi bạn bắt buộc phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: cắt cỏ, hút bụi,…Khẩu trang y tế được bán tại các nhà thuốc hay trung tâm y tế có thể giúp ngăn chặn 95% các hạt bụi, phấn hoa hay các chất gây dị ứng khác.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

 
Ăn nhiều rau xanh giảm nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến cơn hen

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây: nho, táo, cam, cà chua,… và các loại hạt có các triệu chứng dị ứng ít hơn hẳn những người không ăn đầy đủ các chất trên. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và dị ứng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp giảm các nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến cơn hen. Vì vậy, hãy thêm trái cây và rau xanh vào chế độ ăn của bạn.

Sử dụng nước muối biển sâu để làm sạch mũi:

Làm sạch mũi bằng nước biển
Rửa sạch mũi bằng nước muối biển sâu có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, nó cũng giúp rửa sạch vi khuẩn, chất nhầy giúp đường thở thông thoáng hơn.

Uống nhiều nước:

Uống nhiều nước khi cảm thấy bị khó thở, cổ họng có nhiều đờm
Nếu bạn cảm thấy bị khó thở, cổ họng có nhiều đờm thì hãy uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, canh hay súp…Điều này sẽ giúp đờm loãng hơn, dễ khạc hơn.
Hoài Thu (theo webmd.com)
Đọc thêm..
Nếu bạn bị ho kéo dài thì hãy tham khảo một số câu hỏi gợi ý dưới đây để quyết định xem có nên đi gặp bác sĩ hay không

- Bạn ho có đờm
Bạn ho có đờm
- Thở khò khè (có thể là âm thanh như tiếng huýt sáo khi hít vào)?
Thở khò khè
- Sút cân nhanh chóng mà không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào?
 
Sút cân đột ngột
- Ra mồ hôi vào ban đêm khi ngủ?
Ra mồ hôi vào ban đêm khi ngủ
- Ho ra máu?
Ho ra máu
Nếu câu trả lời của bạn là “có” ở bất kỳ câu hỏi nào trên đây thì hãy tới gặp bác sĩ. Nếu bạn không có tất cả các triệu chứng trên thì có thể do một nguyên nhân nào khác gây ra các cơn ho của bạn: nhiễm lạnh đột ngột, hít phải khói bụi,…
Hoài Thu (theo familydoctor.org)

Ho mãn tính - Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị ho kéo dài thì hãy tham khảo một số câu hỏi gợi ý dưới đây để quyết định xem có nên đi gặp bác sĩ hay không

- Bạn ho có đờm
Bạn ho có đờm
- Thở khò khè (có thể là âm thanh như tiếng huýt sáo khi hít vào)?
Thở khò khè
- Sút cân nhanh chóng mà không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào?
 
Sút cân đột ngột
- Ra mồ hôi vào ban đêm khi ngủ?
Ra mồ hôi vào ban đêm khi ngủ
- Ho ra máu?
Ho ra máu
Nếu câu trả lời của bạn là “có” ở bất kỳ câu hỏi nào trên đây thì hãy tới gặp bác sĩ. Nếu bạn không có tất cả các triệu chứng trên thì có thể do một nguyên nhân nào khác gây ra các cơn ho của bạn: nhiễm lạnh đột ngột, hít phải khói bụi,…
Hoài Thu (theo familydoctor.org)
Đọc thêm..

Henphế quản là một trong những bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 10-30%. Trong 2 thập kỷ gần đây, tần suất mắc bệnh hen cũng như những gánh nặng do bệnh gây ra đã gia tăng 1 cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, nhất là trẻ em.

Nguyên nhân gây hen ở trẻ?

Hen trẻ em căn nguyên chính là do cơ địa dị ứng
Hen ở trẻ có thể khởi phát trong năm đầu đời nhưng hơn 65% các trường hợp xuất hiện bệnh trong độ tuổi 2-5 và khoảng 10% khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng bệnh hen sẽ cải thiện khi trẻ lớn lên.
Theo các bác sĩ, căn nguyên nền tảng gây bệnh hen ở trẻ chính là cơ địa dị ứng. Vì vậy, có nhiều trẻ cải thiện các triệu chứng hen nhưng lại có biểu hiện nổi trội các bệnh dị ứng: chàm cơ địa, viêm mũi dị ứng,…

Thời điểm nào trẻ dễ xảy ra cơn hen?

Trẻ thường khò khè, thở rít, kèm theo khạc đờm
Triệu chứng hen ở trẻ thường khá đa dạng, trẻ thường khó thở, khò khè, thở rít, có thể kèm theo ho khạc đờm. Cơn hen diễn biến từng đợt xen lẫn những giai đoạn ổn đinh không triệu chứng. Các đợt cấp của hen trẻ em thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc khi trẻ cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng thuốc hoặc hít phải khói bụi, gắng sức.

Hen ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn?

Theo một số nghiên cứu theo dõi dài hạn được tiến hành trong cộng đồng cho thấy, có khoảng 30% trẻ có khò khè, thở rít trong năm đầu đời nhưng 2/3 số đó sẽ hết khò khè sau đó và không có biểu hiện của bệnh hen. Số còn lại, phần lớn là trẻ có cơ địa dị ứng dễ tiếp tục tái diễn những triệu chứng bệnh hen.

Hoài Thu (Theo báo Sức khỏe Đời sống: 10/2014)

Xem  thêm video>> Không còn cơn hen, sống vui khỏe nhờ Bảo Khí Khang

Hen phế quản trẻ em - có thể chữa hoàn toàn?

Henphế quản là một trong những bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 10-30%. Trong 2 thập kỷ gần đây, tần suất mắc bệnh hen cũng như những gánh nặng do bệnh gây ra đã gia tăng 1 cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, nhất là trẻ em.

Nguyên nhân gây hen ở trẻ?

Hen trẻ em căn nguyên chính là do cơ địa dị ứng
Hen ở trẻ có thể khởi phát trong năm đầu đời nhưng hơn 65% các trường hợp xuất hiện bệnh trong độ tuổi 2-5 và khoảng 10% khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng bệnh hen sẽ cải thiện khi trẻ lớn lên.
Theo các bác sĩ, căn nguyên nền tảng gây bệnh hen ở trẻ chính là cơ địa dị ứng. Vì vậy, có nhiều trẻ cải thiện các triệu chứng hen nhưng lại có biểu hiện nổi trội các bệnh dị ứng: chàm cơ địa, viêm mũi dị ứng,…

Thời điểm nào trẻ dễ xảy ra cơn hen?

Trẻ thường khò khè, thở rít, kèm theo khạc đờm
Triệu chứng hen ở trẻ thường khá đa dạng, trẻ thường khó thở, khò khè, thở rít, có thể kèm theo ho khạc đờm. Cơn hen diễn biến từng đợt xen lẫn những giai đoạn ổn đinh không triệu chứng. Các đợt cấp của hen trẻ em thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc khi trẻ cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng thuốc hoặc hít phải khói bụi, gắng sức.

Hen ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn?

Theo một số nghiên cứu theo dõi dài hạn được tiến hành trong cộng đồng cho thấy, có khoảng 30% trẻ có khò khè, thở rít trong năm đầu đời nhưng 2/3 số đó sẽ hết khò khè sau đó và không có biểu hiện của bệnh hen. Số còn lại, phần lớn là trẻ có cơ địa dị ứng dễ tiếp tục tái diễn những triệu chứng bệnh hen.

Hoài Thu (Theo báo Sức khỏe Đời sống: 10/2014)

Xem  thêm video>> Không còn cơn hen, sống vui khỏe nhờ Bảo Khí Khang

Đọc thêm..

Bệnhhen gây nên do tình trạng viêm mãn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở. Tuy vậy, có những trường hợp vì lý do nào đó mà các cơn hen có thể xảy ra nhưng không có tình trạng viêm. Cơn hen có thể xảy ra do bệnh nhân hít các hạt bụi hoặc các kích thích từ môi trường. Trong cơn hen cấp, đường hô hấp bị chít hẹp khiến bệnh nhân khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. 

 

Trứng là một thực phẩm bổ dưỡng cung cấp vitamin D - một vitamin quan trọng đối với người mắc hen. Tuy nhiên, trứng có thể làm các triệu chứng hen nặng hơn ở những người bị dị ứng.

Trứng không tốt cho bệnh nhân hen?

Trứng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bạn có chế độ ăn uống cân bằng, điều vô cùng cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong trứng có chứa các chất béo và cholesterol. Đồng thời, hàm lượng protein trong khẩu phần của trứng có thể ngang bằng với các loại đậu và pho mát - chúng rất giàu carbohydrate. Cho đến năm 2011, các nhà khoa học chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy ăn trứng có thể giúp cải thiện hay tăng thêm mức độ nghiêm trọng đối với bệnh hen suyễn.

Trứng không tốt cho bệnh Hen

Trứng, vitamin D và bệnh hen suyễn:

Theo Tiến sĩ James Li, một chuyên gia về bệnh hen suyễn, ăn trứng có thể cải thiện bệnh hen suyễn vì nó cung cấp Vitamin D cho người bệnh. Một nghiên cứu được công bố trong "American Journal of Respiratory và Critical Care Medicine" năm 2009 cho thấy rằng trẻ em bị suyễn có nồng độ vitamin D thấp và đây có thể là nguy cơ khiến cho các triệu chứng hen của trẻ nặng hơn. Ngược lại, bệnh nhân hen, người có mức vitamin D cao ít có khả năng phải nhập viện.

Dị ứng với trứng và bệnh hen suyễn:

Những người bị bệnh hen suyễn có thể không nhận ra rằng dị ứng thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn. Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng dị ứng trứng này là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh hen suyễn. Khi bị dị ứng thực phẩm, người bệnh có thể không có phát ban, nổi mề đay hay các phản ứng của shock phản vệ  nhưng họ có thể có một sự gia tăng các phản ứng viêm đường hô hấp, khiến người bệnh gặp phải cơn suyễn thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.
Ngô Hoài (biên tập)

Trứng gây nguy hiểm cho người mắc hen?

Bệnhhen gây nên do tình trạng viêm mãn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở. Tuy vậy, có những trường hợp vì lý do nào đó mà các cơn hen có thể xảy ra nhưng không có tình trạng viêm. Cơn hen có thể xảy ra do bệnh nhân hít các hạt bụi hoặc các kích thích từ môi trường. Trong cơn hen cấp, đường hô hấp bị chít hẹp khiến bệnh nhân khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. 

 

Trứng là một thực phẩm bổ dưỡng cung cấp vitamin D - một vitamin quan trọng đối với người mắc hen. Tuy nhiên, trứng có thể làm các triệu chứng hen nặng hơn ở những người bị dị ứng.

Trứng không tốt cho bệnh nhân hen?

Trứng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bạn có chế độ ăn uống cân bằng, điều vô cùng cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong trứng có chứa các chất béo và cholesterol. Đồng thời, hàm lượng protein trong khẩu phần của trứng có thể ngang bằng với các loại đậu và pho mát - chúng rất giàu carbohydrate. Cho đến năm 2011, các nhà khoa học chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy ăn trứng có thể giúp cải thiện hay tăng thêm mức độ nghiêm trọng đối với bệnh hen suyễn.

Trứng không tốt cho bệnh Hen

Trứng, vitamin D và bệnh hen suyễn:

Theo Tiến sĩ James Li, một chuyên gia về bệnh hen suyễn, ăn trứng có thể cải thiện bệnh hen suyễn vì nó cung cấp Vitamin D cho người bệnh. Một nghiên cứu được công bố trong "American Journal of Respiratory và Critical Care Medicine" năm 2009 cho thấy rằng trẻ em bị suyễn có nồng độ vitamin D thấp và đây có thể là nguy cơ khiến cho các triệu chứng hen của trẻ nặng hơn. Ngược lại, bệnh nhân hen, người có mức vitamin D cao ít có khả năng phải nhập viện.

Dị ứng với trứng và bệnh hen suyễn:

Những người bị bệnh hen suyễn có thể không nhận ra rằng dị ứng thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn. Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng dị ứng trứng này là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh hen suyễn. Khi bị dị ứng thực phẩm, người bệnh có thể không có phát ban, nổi mề đay hay các phản ứng của shock phản vệ  nhưng họ có thể có một sự gia tăng các phản ứng viêm đường hô hấp, khiến người bệnh gặp phải cơn suyễn thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.
Ngô Hoài (biên tập)

Đọc thêm..

Hầu hết trẻ bị hen suyễn có những triệu chứng trước 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh hen ở trẻ có thể khó chẩn đoán. Đôi khi bệnh hen ở trẻ có thể khó nhầm lẫn với bệnh khác vì những triệu chứng tương tự ví dụ như dị ứng,…

Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ:

Trẻ nhỏ có thể thở khò khè khị bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp chứ không nhất thiết là mắc hen. Tiếng khò khè gây ra khi đường hô hấp của trẻ vốn đã nhỏ lại bị viêm gây ra hiện tượng sưng, phù nề và bị chít hẹp. Khi trẻ lớn lên, đường hô hấp cũng phát triển đồng thời, từ đó, nếu trẻ bị cảm lạnh sẽ không còn thở khò khè nữa.
Với trẻ thường xuyên thở khò khè do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp có nhiều khả năng bị hen suyễn nếu:
- Cha mẹ có bệnh hen suyễn.
- Trẻ có dấu hiệu dị ứng như eczema, chàm,…
- Trẻ thở khò khè cả khi không bị nhiễm trùng hô hấp hay cảm lạnh
Để giúp cho các bác sĩ nhi khoa có những chẩn đoán chính xác, cha mẹ cần cung cấp những thông tin chính xác về lịch sử bệnh tật của gia đình về bệnh hen hay dị ứng, những biểu hiện của trẻ, phản ứng với các loại thực phẩm hay các biểu hiện khác. Kiểm tra chức năng phổi thường được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh hen tuy nhiên rất khó thực hiện ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ có thể sủ dụng 1 thử nghiệm từ 4-6 tuần thuốc hen cho trẻ để đánh giá các tác dụng của thuốc này với trẻ.

Thuốc hen cho trẻ:

Thuốc hen cho trẻ
Cũng giống như các loại thuốc khác, hãy để thuốc hen xa tầm tay trẻ em. Trẻ em từ 3 tuổi trở lên có thể được sử dụng 1 ống hít với hướng dẫn của bác sĩ. Với những trẻ gặp khó khăn khi sử dụng ống hít có thể sử dụng máy phun sương, nó có khả năng chuyển đổi các loại thuốc hen thành một màn sương mà trẻ có thể hít vào qua mặt nạ.
Nếu trẻ phải dùng thuốc hen khi đến trường, cha mẹ hãy liên hệ với nhân viên y tế học đường để lên kế hoạch kiểm soát hen tốt nhất cho trẻ.

Tránh nguồn gây cơn hen:

Cha mẹ cần biết nguyên nhân gây bệnh hen của bé để giúp bé tránh xa các nguồn này, cần lưu ý:
- Khói thuốc có hại cho mọi người, đặc biệt là trẻ mắc hen. Hãy giữ cho nhà cửa, xe và môi trường xung quanh không có khói thuốc. Nếu bạn có hút thuốc, hãy bỏ thuốc vì con mình.
- Thú nuôi có lông và lông vũ có thể kích hoạt hen suyễn với nhiều người. Bạn không nên nuôi chó, mèo hay chim cảnh. Nếu bạn đang nuôi một con thú, hãy giữ chúng xa trẻ.
- Tập thể dục hay vận động quá sức cũng có thể kích thích cơn hen hay làm trẻ khó thở, hãy hạn chế các vận động mạnh cho trẻ. Ngoài ra, phấn hoa, thay đổi thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến trẻ, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết xấu.

Cha mẹ nên làm gì?

Hãy dạy bé cách tự kiểm soát bệnh hen của mình và có những thói quen lành mạnh ngay khi trẻ có thể tự nhận thức được. Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, trẻ có thể có những phản kháng hay nhu cầu độc lập, vì vậy cần tạo cho trẻ thói quen và ý thức từ trước đó.
- Trẻ ở tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm về bất cứ điều gì khác với bạn bè và không thoải mái khi phải uống thuốc hay xảy ra cơn hen ở nơi công cộng vì vậy cha mẹ cần khuyến khích con bày tỏ cảm xúc để giúp con cởi mở hơn trong giao tiếp.
- Nếu trẻ vị thành niên bắt đầu tập hút thuốc, hãy giải thích thuốc có thể làm bùng phát bệnh hen và cơn hen đột ngột.
- Hướng dẫn trẻ chơi các môn thể thao phù hợp.
Điều quan trọng nhất hãy tập cho trẻ thói quen sống lạc quan, tích cực để trẻ có thể tự kiểm soát tốt bệnh của mình.
Ngô Hoài (biên tập).

Những điều cha mẹ cần biết khi có con bị hen suyễn

Hầu hết trẻ bị hen suyễn có những triệu chứng trước 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh hen ở trẻ có thể khó chẩn đoán. Đôi khi bệnh hen ở trẻ có thể khó nhầm lẫn với bệnh khác vì những triệu chứng tương tự ví dụ như dị ứng,…

Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ:

Trẻ nhỏ có thể thở khò khè khị bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp chứ không nhất thiết là mắc hen. Tiếng khò khè gây ra khi đường hô hấp của trẻ vốn đã nhỏ lại bị viêm gây ra hiện tượng sưng, phù nề và bị chít hẹp. Khi trẻ lớn lên, đường hô hấp cũng phát triển đồng thời, từ đó, nếu trẻ bị cảm lạnh sẽ không còn thở khò khè nữa.
Với trẻ thường xuyên thở khò khè do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp có nhiều khả năng bị hen suyễn nếu:
- Cha mẹ có bệnh hen suyễn.
- Trẻ có dấu hiệu dị ứng như eczema, chàm,…
- Trẻ thở khò khè cả khi không bị nhiễm trùng hô hấp hay cảm lạnh
Để giúp cho các bác sĩ nhi khoa có những chẩn đoán chính xác, cha mẹ cần cung cấp những thông tin chính xác về lịch sử bệnh tật của gia đình về bệnh hen hay dị ứng, những biểu hiện của trẻ, phản ứng với các loại thực phẩm hay các biểu hiện khác. Kiểm tra chức năng phổi thường được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh hen tuy nhiên rất khó thực hiện ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ có thể sủ dụng 1 thử nghiệm từ 4-6 tuần thuốc hen cho trẻ để đánh giá các tác dụng của thuốc này với trẻ.

Thuốc hen cho trẻ:

Thuốc hen cho trẻ
Cũng giống như các loại thuốc khác, hãy để thuốc hen xa tầm tay trẻ em. Trẻ em từ 3 tuổi trở lên có thể được sử dụng 1 ống hít với hướng dẫn của bác sĩ. Với những trẻ gặp khó khăn khi sử dụng ống hít có thể sử dụng máy phun sương, nó có khả năng chuyển đổi các loại thuốc hen thành một màn sương mà trẻ có thể hít vào qua mặt nạ.
Nếu trẻ phải dùng thuốc hen khi đến trường, cha mẹ hãy liên hệ với nhân viên y tế học đường để lên kế hoạch kiểm soát hen tốt nhất cho trẻ.

Tránh nguồn gây cơn hen:

Cha mẹ cần biết nguyên nhân gây bệnh hen của bé để giúp bé tránh xa các nguồn này, cần lưu ý:
- Khói thuốc có hại cho mọi người, đặc biệt là trẻ mắc hen. Hãy giữ cho nhà cửa, xe và môi trường xung quanh không có khói thuốc. Nếu bạn có hút thuốc, hãy bỏ thuốc vì con mình.
- Thú nuôi có lông và lông vũ có thể kích hoạt hen suyễn với nhiều người. Bạn không nên nuôi chó, mèo hay chim cảnh. Nếu bạn đang nuôi một con thú, hãy giữ chúng xa trẻ.
- Tập thể dục hay vận động quá sức cũng có thể kích thích cơn hen hay làm trẻ khó thở, hãy hạn chế các vận động mạnh cho trẻ. Ngoài ra, phấn hoa, thay đổi thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến trẻ, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết xấu.

Cha mẹ nên làm gì?

Hãy dạy bé cách tự kiểm soát bệnh hen của mình và có những thói quen lành mạnh ngay khi trẻ có thể tự nhận thức được. Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, trẻ có thể có những phản kháng hay nhu cầu độc lập, vì vậy cần tạo cho trẻ thói quen và ý thức từ trước đó.
- Trẻ ở tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm về bất cứ điều gì khác với bạn bè và không thoải mái khi phải uống thuốc hay xảy ra cơn hen ở nơi công cộng vì vậy cha mẹ cần khuyến khích con bày tỏ cảm xúc để giúp con cởi mở hơn trong giao tiếp.
- Nếu trẻ vị thành niên bắt đầu tập hút thuốc, hãy giải thích thuốc có thể làm bùng phát bệnh hen và cơn hen đột ngột.
- Hướng dẫn trẻ chơi các môn thể thao phù hợp.
Điều quan trọng nhất hãy tập cho trẻ thói quen sống lạc quan, tích cực để trẻ có thể tự kiểm soát tốt bệnh của mình.
Ngô Hoài (biên tập).

Đọc thêm..

1. Hen suyễn là bệnh nan y?

Hen suyễn là bệnh mãn tính, hiện nay y học chưa có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được điều trị và quản lý tốt bệnh người bệnh vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường như những người khác.
Hen suyễn là bệnh mãn tính

2. Cơn hen là gì?

Cơn hen là khi các cơ xung quanh đường hô hấp trở nên sưng và viêm, khiến ống phế quản bị thu hẹp. Các triệu chứng xảy ra đột ngột, có thể nặng, trung bình hoặc nhẹ. Người bệnh có xuất hiện ho, thở khò khè và khó thở và có thể bị đe dọa tính mạng.

3. Điều gì xảy ra trong cơn hen?

- Các cơ xung quanh đường thở bị chít hẹp
- Không khí lưu thông qua đường thở khó khăn, làm hạn chế luồng khí thở
- Chất nhầy được sản xuất nhiều trong đường hô hấp khiến việc lưu thông khí gặp khó khăn.

4. Cơn hen nguy hiểm như thế nào?

Khi người bệnh gặp cơn hen cấp, luồng không khí vào phổi không đủ. Nguy hiểm hơn, CO2 bị ứ đọng trong phổi, tích tụ lại làm giảm lượng oxy máu. Khi đó, móng tay, móng chân của người bệnh có thể bị tím tái do dấu hiệu thiếu oxy máu.

5. Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến hen suyễn không?

Theo một nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Haukeland tại Bergen, Na Uy được báo cáo trong tạp chí American Journal of Care Medicine Respiration and Critical, triệu chứng hô hấp của phụ nữ mắc hen có xu hướng xấu đi từ ngày 10 đến ngày 22 của chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cũng chỉ ra, triệu chứng khò khè thường nghiêm trọng hơn vào ngày thứ 14 - 16 của chu kỳ.
Nhà nghiên cứu, Bác sĩ Ferenc Macsali cho biết "Những ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt theo các triệu chứng hô hấp nói chung chưa được xác định chính xác. Trong một nghiên cứu với gần 4.000 phụ nữ, chúng tôi nhận thấy những thay đổi lớn và nhất quán trong các triệu chứng hô hấp theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn có sự khác nhau theo chỉ số cơ thể và tình trạng hút thuốc”.
(Theo www.medicalnewstoday.com)

5 bất ngờ về bệnh hen suyễn bạn cần biết

1. Hen suyễn là bệnh nan y?

Hen suyễn là bệnh mãn tính, hiện nay y học chưa có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được điều trị và quản lý tốt bệnh người bệnh vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường như những người khác.
Hen suyễn là bệnh mãn tính

2. Cơn hen là gì?

Cơn hen là khi các cơ xung quanh đường hô hấp trở nên sưng và viêm, khiến ống phế quản bị thu hẹp. Các triệu chứng xảy ra đột ngột, có thể nặng, trung bình hoặc nhẹ. Người bệnh có xuất hiện ho, thở khò khè và khó thở và có thể bị đe dọa tính mạng.

3. Điều gì xảy ra trong cơn hen?

- Các cơ xung quanh đường thở bị chít hẹp
- Không khí lưu thông qua đường thở khó khăn, làm hạn chế luồng khí thở
- Chất nhầy được sản xuất nhiều trong đường hô hấp khiến việc lưu thông khí gặp khó khăn.

4. Cơn hen nguy hiểm như thế nào?

Khi người bệnh gặp cơn hen cấp, luồng không khí vào phổi không đủ. Nguy hiểm hơn, CO2 bị ứ đọng trong phổi, tích tụ lại làm giảm lượng oxy máu. Khi đó, móng tay, móng chân của người bệnh có thể bị tím tái do dấu hiệu thiếu oxy máu.

5. Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến hen suyễn không?

Theo một nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Haukeland tại Bergen, Na Uy được báo cáo trong tạp chí American Journal of Care Medicine Respiration and Critical, triệu chứng hô hấp của phụ nữ mắc hen có xu hướng xấu đi từ ngày 10 đến ngày 22 của chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cũng chỉ ra, triệu chứng khò khè thường nghiêm trọng hơn vào ngày thứ 14 - 16 của chu kỳ.
Nhà nghiên cứu, Bác sĩ Ferenc Macsali cho biết "Những ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt theo các triệu chứng hô hấp nói chung chưa được xác định chính xác. Trong một nghiên cứu với gần 4.000 phụ nữ, chúng tôi nhận thấy những thay đổi lớn và nhất quán trong các triệu chứng hô hấp theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn có sự khác nhau theo chỉ số cơ thể và tình trạng hút thuốc”.
(Theo www.medicalnewstoday.com)
Đọc thêm..

Trong nhiều năm, cuộc sống đô thị được coi là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn. Hơn nửa thế kỷ trước, các chuyên gia đã nói về “hen suyễn đô thị” như là một bệnh cần các nỗ lực y tế tập trung giải quyết. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng sự liên quan giữa đời sống đô thị và bệnh hen suyễn chưa được đánh giá đúng.
Cuộc sống đô thị nguyên nhân gây hen?

Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc hen ở thành thị so với các vùng khác. Thay vào đó, một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí dị ứng và miễn dịch học lâm sàng” nhận thấy các yếu tố chủng tộc, thu nhập là các yếu tố nguy cơ quan trọng hơn cho sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), khoảng 18,7 triệu người lớn và 6,8 triệu trẻ em ở Mỹ bị bệnh hen suyễn. Không có đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng các chuyên gia hiện nay tin rằng nó rất có thể do sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền.
Tương tự, không có sự khác biệt trong nguy cơ hen suyễn ở trẻ em sống ở các vùng đô thị và những người sống ở khu vực ngoại thành, nông thôn; khi các biến số như dân tộc và địa lý được đưa vào phân tích. Ngoài ra, trong một nghiên cứu với 23.605 trẻ em trong độ tuổi từ 6-17, các nhà nghiên cứu đã khảo sát các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ để so sánh đánh giá khả năng mắc hen của trẻ sống trong và ngoài thành phố, một số khu vực ngoại thành và nông thôn thậm chí còn có tỷ lệ mắc hen cao so với các khu vực thành phố.
ô nhiễm không khí là tác nhân gây hen
Các tác nhân gây hen có thể là ô nhiễm không khí, dị ứng với nấm mốc hay khói thuốc trong nhà. Trước đây, người ta cho rằng các yếu tố nguy cơ này phổ biến hơn ở môi trường đô thị, tuy nhiên hiện nay, các yếu tố trên không còn giới hạn trong thành phố.
Như vậy, bệnh hen gia tăng do nhiều nguyên nhân nhưng không thể khẳng định môi trường thành thị khiến tỷ lệ mắc hen cao hơn ở các nhóm dân cư.

(Theo http://www.medicalnewstoday.com)
 

Cuộc sống đô thị là nguyên nhân gây hen suyễn?

Trong nhiều năm, cuộc sống đô thị được coi là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn. Hơn nửa thế kỷ trước, các chuyên gia đã nói về “hen suyễn đô thị” như là một bệnh cần các nỗ lực y tế tập trung giải quyết. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng sự liên quan giữa đời sống đô thị và bệnh hen suyễn chưa được đánh giá đúng.
Cuộc sống đô thị nguyên nhân gây hen?

Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc hen ở thành thị so với các vùng khác. Thay vào đó, một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí dị ứng và miễn dịch học lâm sàng” nhận thấy các yếu tố chủng tộc, thu nhập là các yếu tố nguy cơ quan trọng hơn cho sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), khoảng 18,7 triệu người lớn và 6,8 triệu trẻ em ở Mỹ bị bệnh hen suyễn. Không có đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng các chuyên gia hiện nay tin rằng nó rất có thể do sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền.
Tương tự, không có sự khác biệt trong nguy cơ hen suyễn ở trẻ em sống ở các vùng đô thị và những người sống ở khu vực ngoại thành, nông thôn; khi các biến số như dân tộc và địa lý được đưa vào phân tích. Ngoài ra, trong một nghiên cứu với 23.605 trẻ em trong độ tuổi từ 6-17, các nhà nghiên cứu đã khảo sát các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ để so sánh đánh giá khả năng mắc hen của trẻ sống trong và ngoài thành phố, một số khu vực ngoại thành và nông thôn thậm chí còn có tỷ lệ mắc hen cao so với các khu vực thành phố.
ô nhiễm không khí là tác nhân gây hen
Các tác nhân gây hen có thể là ô nhiễm không khí, dị ứng với nấm mốc hay khói thuốc trong nhà. Trước đây, người ta cho rằng các yếu tố nguy cơ này phổ biến hơn ở môi trường đô thị, tuy nhiên hiện nay, các yếu tố trên không còn giới hạn trong thành phố.
Như vậy, bệnh hen gia tăng do nhiều nguyên nhân nhưng không thể khẳng định môi trường thành thị khiến tỷ lệ mắc hen cao hơn ở các nhóm dân cư.

(Theo http://www.medicalnewstoday.com)
 

Đọc thêm..